Phân loại Đối tượng truyền thông

Theo quy mô

Chia thành nhóm lớn và nhóm nhỏ

  • Nhóm lớn: là những cộng đồng người hình thành trong quá trình lịch sử xã hội, giữ vị trí xã hội nhất định trong hệ thống các quan hệ xã hội; các thành viên trong nhóm có quan hệ với nhau theo các mục đích, giá trị xã hội, chuẩn mực hành vi chung của xã hội. Các nhóm lớn như: dân tộc, giai tầng xã hội, các bộ tộc, nhóm nghề nghiệp, các nhóm hình thành theo giới, lứa tuổi…; cũng có nhóm tự phát, ngẫu nhiên như đám đông, khán giả trong hội trường, trên sân vận động…
  • Nhóm nhỏ: là một tập hợp người có quan hệ trực tiếp, thường xuyên, liên kết với nhau trong hoạt động chung, tồn tại trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định

Theo hình thức tổ chức (quy chế xã hội)

Chia thành nhóm chính thức và không chính thức

  • Nhóm chính thức: là nhóm được nhà nước, xã hội thừa nhận, có tính chất pháp lý; mối quan hệ giữa các thành viên với nhau, với lãnh đạo được quy định rõ ràng. Nhóm có cơ cấu lớn và chặt chẽ. Hoạt động chung của nhóm có ý nghĩa xã hội rõ ràng (VD: các chi bộ, các bộ, các hiệp hội…)
  • Nhóm không chính thức(nhóm tự phát): các quan hệ xã hội giữa các thành viên dựa trên tình cảm, thị hiếu, sở thích, hứng thú của cá nhân. Nhóm thường không phân vai một cách rõ ràng (VD nhóm thích xem phim, người hâm mộ bóng đá…)

Phân chia theo mức độ liên hệ tương hỗ trực tiếp hay không trực tiếp

Có nhóm thực (tồn tại thực) và nhóm ước lệ( tồn tại trên cơ sở các quy ước, điều kiện)

Phân chia theo trình độ phát triển

Có nhóm phát triển thấp (Nhóm liên kết, băng, phường, ổ…) và nhóm có trình độ phát triển cao (tập thể, đơn vị anh hùng …)

Theo tính chất của hoạt động chung

Chia thành nhóm mở và nhóm kín

  • Nhóm mở: là nhóm thường có hoạt động chung rõ ràng, các thành viên có ý thức giúp đỡ nhau. VD: nhóm các cụ hội bảo thọ, nhóm học sinh học thêm ngoại ngữ, làm việc từ thiện. Loại nhóm này có mục đích hoạt động chung rộng rãi, rõ ràng, vì lợi ích của nhiều người.
  • Nhóm kín: là nhóm thường có mục đích hoạt động rõ ràng, nhưng có thể bao gồm cả nhóm có mục đích tích cực và tiêu cực. VD nhóm kín tích cực như: nhóm các nhà hoạt động cách mạng vì sự tiến bộ xã hội nhưng bị nhà cầm quyền truy nã. Nhóm kín tiêu cực như: ổ mại dâm, băng cướp…